Truyện tranh Nhật in thành sách hoặc xuất bản trên CD và hoạt hình như Đôrêmon, Pôkêmon, Ớt bảy màu, Bảy viên ngọc rồng, Thủy thủ mặt trăng... từ lâu đã chiếm phần lớn trên thị trường giải trí cho lứa tuổi thiếu nhi Việt Nam. Dù không thực sự hài lòng khi thấy con em - lứa tuổi mẫu giáo, học sinh tiểu học - mê mải hàng giờ trước hình ảnh những cô gái ăn mặc hở hang, gợi cảm (ví dụ như phim hoạt hình Thủy thủ mặt trăng), nhưng hầu như không mấy phụ huynh ngăn cản hoặc tìm cách thuyết phục các em xem loại hoạt hình khác, có nội dung và hình ảnh phù hợp hơn. Một số phụ huynh cho rằng “đó là hoạt hình hiện đại; không nên bắt con trẻ phải theo ý mình được”(?!!).
>> Truyện SEX dành cho thiếu niên!
Truyện tranh, hoạt hình khiêu dâm
Từ việc mua hoặc thuê đĩa VCD về cho con em xem khi chúng còn bé cho đến lúc các em xin tiền tự đi mua đĩa về xem hoặc cho phép chúng dùng máy tính để xem phim qua mạng Internet... dần dần mọi việc thoát ra khỏi tầm kiểm soát của phụ huynh lúc nào không hay. Những lúc tình cờ thấy con em xem truyện tranh, hoạt hình, phụ huynh thường ít chú ý nội dung chúng đang xem là gì vì vẻ “hiền lành, dễ thương” bề ngoài của các hình vẽ nam nữ học sinh theo phong cách hoạt hình Nhật trông rất bắt mắt, dễ gây lầm tưởng cho nhiều bậc phụ huynh. Điều này thực sự là một mối nguy khó lường.
Đối với ảnh chụp hoặc phim sex do người lớn “đóng phim”, phần lớn các em nhỏ có ý thức đó là những đồi trụy, chí ít cũng biết là không phù hợp với lứa tuổi của các em và cha mẹ các em không bao giờ cho phép nên không dám tìm xem. Nhiều em tình cờ nhìn thấy còn lúng túng, sợ hãi như thấy... ma. Trong khi con đường từ những truyện tranh bình thường với những nhân vật phô bày đường nét cơ thể, trang phục hở hang dẫn đến những phim có cảnh vuốt ve tình tứ, ân ái nhẹ... có vẻ như dễ khiến các em không còn nhận ra sự thay đổi trong tâm sinh lý bản thân. Như vết dầu thấm dần, bản năng ham muốn khám phá cộng với những rạo rực đang hình thành ở tuổi vị thành niên khiến các em không biết điểm dừng hoặc không thể cưỡng lại... rồi quen dần những tranh vẽ vượt quá mức gợi cảm, trắng trợn khiêu dâm với những pha hành lạc “nóng” nhất không khác trong những phim “con heo” trụy lạc nhất.
Nguy cơ còn đến từ chỗ các em nhỏ thường cho rằng truyện tranh và hoạt hình là những sản phẩm giải trí của trẻ em (không thuộc những thứ “cấm kỵ” dành riêng cho người lớn). Các nhân vật trong phim cũng ở lứa tuổi vị thành niên. Chúng đinh ninh những gì thể hiện trong các sản phẩm giải trí này là phù hợp với “văn hóa thiếu nhi”, là chuyện của thế hệ thiếu niên - khác với phim sex do người lớn thủ diễn là loại dành cho người lớn, “con nít” không được xem - nên không hề quan ngại đến những tác động khác thường khi xem những truyện tranh, hoạt hình này. Một yếu tố khác là Manga và Anime có nguồn gốc từ công nghiệp giải trí Nhật Bản - một quốc gia có truyền thống văn hóa phương Đông đồng thời là một xã hội văn minh hiện đại - khiến các em dễ dàng cảm thụ một cách tự nhiên. Thậm chí còn có các em ngộ nhận là thiếu niên ở Nhật hiện nay có lối sống như trong phim, truyện đó rồi coi tất cả những gì trong Manga và Anime như những chuẩn mực của con người hiện đại!!?
Trách nhiệm “người lớn”?
Có ý kiến cho rằng, dường như các nhà cung cấp dịch vụ Internet chỉ ngăn chặn các trang web sex nhưng chưa chú ý đến mối nguy cho giới trẻ từ những website đầu độc tuổi thiếu niên đang ngập tràn trên mạng. Thật ra, ngăn chặn các trang web chỉ là biện pháp đối phó tạm thời; nói như người xưa là “hạ sách”. Chẳng ai có thể biết chính xác con số trang web cung cấp truyện tranh, hoạt hình thuộc các dạng Hentai, Yaoi, Yuri và game hoạt hình khiêu dâm đang hiện diện trong thế giới mạng. Việc chặn tất cả là điều bất khả thi. Ngay như các ấn phẩm loại này vẫn đang được in lậu và phát hành ngang nhiên, hoặc như việc in sang băng đĩa và các cơ sở dịch vụ vẫn lén lút truyền bá loại sản phẩm độc hại này là những đối tượng có thể ngăn chặn được, nhưng xem ra các cơ quan chức trách vẫn chưa thực sự quan tâm, hoặc chưa biết đến sự xuất hiện của những liều thuốc độc cho tuổi trẻ này.
Đối với mọi hiểm họa, “chống” không tốt bằng “phòng”. Theo chúng tôi, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ hiểm họa này và quan tâm một cách cụ thể và tích cực hơn trong việc giúp con em mình có những giây phút thư giãn, lành mạnh, thay vì chỉ biết cho tiền rồi bỏ mặc chúng với những phương tiện, công cụ giải trí hiện đại.
Chúng tôi không có ý quy nạp hai việc - tác động từ các sản phẩm văn hóa đồi trụy với nội dung tin vắn trên đây - làm một, theo lô-gích như một hệ quả tất yếu. Chỉ mong gióng lên tiếng chuông để các bậc phụ huynh - cùng suy ngẫm.
Echip
Tuesday, September 8, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment